Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Đính lý bất toàn - Tính bất toàn của vũ trụ không chứng minh cho việc Chúa tồn tại. Nhưng…

“Định lý Bất toàn của Gödel: Khám phá Toán học số 1 trong thế kỷ 20” là một bài giảng của Perry Marshall. Dưới đây là bản lược dịch của Phạm Việt Hưng.
Định lý Bất toàn của Gödel
Perry Marshall – doanh nhân, nhà chiến lược gia marketing và tác giả sách (ảnh: Wiki)
Lời dẫn của người dịch:
Gottfried Leibniz có lần nói: “Không có toán học chúng ta không thể đi sâu vào triết học. Không có triết học chúng ta không thể đi sâu vào toán học. Không có cả hai chúng ta không thể đi sâu vào bất cứ thứ gì”. Dẫn lời Leibniz, Perry Marshall đưa chúng ta vào thế giới của Toán học và Triết học, ở đó chúng ta có thể thấy rõ hơn chân lý, biết đâu là sự thật. Đó là mục đích bài giảng của ông…
ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN CỦA GÖDEL: KHÁM PHÁ TOÁN HỌC SỐ I CỦA THẾ KỶ XX
Bài giảng của Perry Marshall
Gottfried Leibniz:
“Không có toán học chúng ta không thể đi sâu vào triết học. Không có triết học chúng ta không thể đi sâu vào toán học. Không có cả hai chúng ta không thể đi sâu vào bất cứ thứ gì”.
Galileo Galilei:
“Toán học là ngôn ngữ Chúa viết trong vũ trụ”
Năm 1931, Kurt Gödel giáng cho các nhà toán học trong thời của ông một đòn nặng nề. Năm 1931, nhà toán học trẻ Kurt Gödel có một khám phá mang tính bước ngoặt, gây ra những chấn động lớn như những gì Albert Einstein đã làm.
Khám phá của Gödel không chỉ áp dụng cho toán học, mà thực ra áp dụng cho tất cả các ngành của khoa học, logic và hiểu biết của con người nói chung. Nó thực sự làm rung chuyển trái đất.
Định lý Bất toàn của Gödel
Nhà toán học Kurt Gödel, ảnh chụp năm 1925 (ảnh: wiki)
Nhưng trớ trêu thay, không mấy ai biết về nó. Vậy hãy cho phép tôi nói với các bạn câu chuyện về định lý này.
Các nhà toán học vốn thích chứng minh mọi thứ. Vì thế họ nóng lòng và băn khoăn trong suốt nhiều thế kỷ vì có một số định đề toán học họ nghĩ là đúng nhưng không thể CHỨNG MINH.
Chẳng hạn nếu bạn đã từng học Hình học ở trường trung học, hẳn là bạn đã làm những bài tập chứng minh các tính chất của tam giác dựa trên một số định lý cơ bản.
Môn hình học đó được xây dựng trên 5 tiên đề của Euclid. Mọi người đều thấy những tiên đề đó là đúng, nhưng sau 2500 năm vẫn không có ai tìm ra cách chứng minh chúng.
Vâng, dường như hoàn toàn hợp lý khi cho rằng một đường thẳng có thể kéo dài vô tận về hai phía, nhưng không ai có thể CHỨNG TỎ điều đó. Chúng ta chỉ có thể bày tỏ rằng đó là một tập hợp 5 tiên đề hợp lý, và thực tế là cần thiết.
Những thiên tài toán học cao chót vót đã thất vọng trong hơn 2000 năm bởi vì họ không thể chứng minh tất cả các định lý của họ. Có rất nhiều điều “rõ ràng” là đúng nhưng không ai có thể tìm ra cách chứng minh.
Tuy nhiên, vào những năm đầu của thập niên 1900, một niềm lạc quan to lớn bắt đầu phát triển trong giới toán học. Các nhà toán học xuất sắc nhất thế giới lúc đó (như Bertrand Russell, David Hilbert và Ludwig Wittgenstein) tin rằng họ đang nhanh chóng tiến gần tới một phương pháp tổng hợp cuối cùng.
(Họ tin rằng) một sự thống nhất “Lý thuyết về mọi thứ” rốt cuộc sẽ thít chặt các đầu mối lỏng lẻo. Toán học sẽ kiện toàn, đạn bắn không thủng, không có kẽ hở cho không khí lọt vào, và toán học sẽ đắc thắng.
(Nhưng) năm 1931, nhà toán học trẻ người Áo, Kurt Gödel, đã công bố một công trình CHỨNG MINH một lần và mãi mãi rằng một Lý thuyết Duy nhất về Mọi thứ thực ra là không thể có (impossible, bất khả).
Khám phá của Gödel được gọi là “Định lý Bất toàn”.
Nếu bạn dành cho tôi vài phút, thì tôi sẽ giải thích với bạn định lý đó nói gì, Gödel đã khám phá ra định lý đó như thế nào, và định lý đó có ý nghĩa gì – tôi nói bằng một ngôn ngữ mộc mạc, đơn giản đến nỗi ai cũng hiểu.

Định lý Bất toàn của Gödel nói rằng:

“Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”
Xin nhắc lại điều nói trên bằng ngôn ngữ chính thức của khoa học:
Định lý Bất toàn của Gödel nói rằng: “Bất kỳ lý thuyết nào được tạo ra một cách hiệu quả đủ khả năng biểu diễn số học sơ cấp đều không thể vừa nhất quán vừa đầy đủ. Đặc biệt, đối với bất kỳ lý thuyết hình thức nào nhất quán, được tạo ra một cách hiệu quả cho phép chứng minh một số chân lý số học căn bản, sẽ có một mệnh đề số học đúng nhưng không thể chứng minh trong lý thuyết ấy.”
Luận đề Church-Turing nói rằng một hệ vật lý có thể biểu diễn số học sơ cấp y như con người, và rằng số học của Máy Turing (computer) không thể chứng minh được bên trong hệ thống đó và do đó computer cũng bất toàn.
Bất kỳ hệ vật lý nào có thể đo lường đều có khả năng biểu diễn số học sơ cấp (Nói cách khác, trẻ em có thể làm toán bằng cách đếm ngón tay, nước chảy vào thùng sẽ tạo nên một lượng nước đếm được, và các hệ vật lý luôn luôn đua ra câu trả lời rõ ràng).
Do đó vũ trụ (thế giới vật lý) có khả năng biểu diễn được bằng số học sơ cấp và giống như bản thân toán học và computer, vũ trụ ấy là bất toàn.
Lý luận trên có thể tóm tắt bằng tam đoạn luận sau đây:
1. Mọi hệ thống đủ phức tạp có thể tính toán được đều bất toàn.
2. Vũ trụ là một hệ đủ phức tạp có thể tính toán được.
3. Do đó vũ trụ là bất toàn.
Bạn có thể vẽ một vòng tròn xung quanh tất cả các khái niệm trong cuốn sách hình học trung học của bạn. Nhưng tất cả chúng được xây dựng trên 5 tiên đề của Euclid, những tiên đề này rõ ràng là đúng nhưng không thể chứng minh. 5 tiên đề đó nằm ngoài cuốn sách, tức là bên ngoài vòng tròn bạn vừa vẽ.
Bạn cũng có thể vẽ một vòng tròn xung quanh một chiếc xe đạp nhưng sự tồn tại của chiếc xe đạp đó dựa vào một nhà máy ở bên ngoài vòng tròn đó. Chiếc xe đạp không thể tự giải thích sự tồn tại của bản thân nó.
Gödel chứng minh rằng LUÔN LUÔN có nhiều cái đúng hơn là cái bạn có thể chứng minh. Trong bất kỳ hệ thống logic hay hệ thống số nào mà các nhà toán học đã từng xây dựng được đều luôn luôn tồn tại ít nhất một vài giả định không thể chứng minh.
Định lý bất toàn của Gödel không chỉ áp dụng cho toán học, mà cho mọi đối tượng tuân thủ các định luật của logic. Bất toàn đúng trong toán học; nó cũng đúng trong khoa học hay ngôn ngữ hoặc triết học.
Và: Nếu vũ trụ mang tính chất toán học và logic thì tính bất toàn cũng áp dụng cho vũ trụ.
Định lý Bất toàn của Gödel
Gödel và Einstein vốn là một cặp bạn bè thân thiết khi hai ông cùng là giáo sư tại Đại học Princeton. (ảnh qua world.edu)
Gödel sáng tạo ra chứng minh của mình bằng cách khởi đầu với “Nghịch lý Kẻ nói dối” (The Liar’s Paradox) – đó là mệnh đề: “Tôi đang nói dối.” (I am lying)
Mệnh đề “Tôi đang nói dối” là một mệnh đề tự mâu thuẫn, bởi nếu mệnh đề ấy phản ánh đúng sự thật, rằng tôi là một kẻ nói dối, thì suy ra mệnh đề vừa nói không đáng tin cậy, tức là mệnh đề ấy mâu thuẫn với chính nó; nếu mệnh đề ấy sai, lập luận tương tự cũng đi đến mâu thuẫn .
Tương tự như vậy, bằng một trong những biến đổi khéo léo nhất trong lịch sử toán học, Gödel đã chuyển Nghịch lý Kẻ Nói Dối thành một công thức toán học. Ông đã chứng minh rằng bất kỳ một mệnh đề nào cũng đòi hỏi một quan sát viên bên ngoài.
Không có mệnh đề nào (một sự trình bày nào) có thể một mình nó tự chứng minh nó đúng.
Định lý bất toàn của Gödel là một đòn nặng nề giáng vào “chủ nghĩa thực chứng” trong thời đại đó. Gödel chứng minh định lý của ông một cách rõ ràng trắng đen đến nỗi không ai có thể tranh cãi với logic của ông.
Tuy nhiên một số đồng nghiệp toán học của ông đến lúc ra đi về bên kia thế giới vẫn phủ nhận ông, tin rằng bằng cách này hay cách khác, trước sau Gödel chắc chắn phải sai.
Nhưng ông không sai. Định lý Bất toàn của ông thực sự đúng. Có nhiều cái đúng hơn là cái bạn có thể chứng minh.
Định lý Bất toàn của Gödel
Năm 1951 Gödel trở thành một trong hai người đầu tiên đoạt Giải thưởng Einstein (Albert Einstein Award), một giải thưởng dành cho những công trình về vật lý lý thuyết, được thiết lập ngay từ khi Einstein đang còn sống. (ảnh: Internet)
Một “lý thuyết về mọi thứ” – dù trong toán học hay vật lý, triết học – sẽ không bao giờ tìm thấy. Đơn giản vì nó không thể tồn tại (impossible, bất khả).
OK, vậy điều này thực ra có ý nghĩa gì? Tại sao vấn đề này lại là vô cùng quan trọng, thay vì chỉ là một chuyện phiếm để mua vui?

Đây là ý nghĩa của định lý bất toàn:

● Đức tin và Lý lẽ không phải là kẻ thù của nhau. Thực ra điều ngược lại mới đúng! Cái này nhất thiết cần cái kia để tồn tại. Mọi lý lẽ rốt cuộc đều quay trở lại niềm tin vào một cái gì đó mà bạn không thể chứng minh.
● Mọi hệ thống đóng kín đều phụ thuộc vào một cái gì đó ở bên ngoài hệ thống.
● Bạn luôn luôn có thể vẽ một vòng tròn lớn hơn nhưng sẽ luôn luôn tồn tại một cái gì đó bên ngoài vòng tròn.
● Lý lẽ hướng từ một vòng tròn lớn hơn vào một vòng tròn nhỏ hơn là “lý lẽ suy diễn”(deductive reasoning). Thí dụ:
1. Mọi người đều sẽ chết.
2. Socrates là một con người.
3. Vậy Socrates sẽ chết.
● Lý lẽ hướng từ một vòng tròn nhỏ hơn ra một vòng tròn lớn hơn là “lý lẽ quy nạp”. Thí dụ:
1. Khi tôi thả đồ vật ra, chúng sẽ rơi.
2. Do đó tồn tại một định luật về hấp dẫn chi phối mọi vật thể rơi.
Chú ý rằng khi bạn chuyển từ vòng tròn nhỏ hơn ra vòng tròn lớn hơn, bạn phải thừa nhận rằng bạn không thể chứng minh 100%.
Chẳng hạn bạn không thể CHỨNG MINH lực hấp dẫn luôn luôn tồn tại vào mọi lúc. Bạn chỉ có thể nhận thấy lực hấp dẫn tồn tại vào mỗi lúc bạn quan sát. Bạn không thể CHỨNG MINH vũ trụ là hợp lý (rational, tuân thủ những quy luật nhất định). Bạn chỉ có thể nhận thấy các công thức toán học, như E = mc2 chẳng hạn, dường như mô tả một cách hoàn hảo cái mà vũ trụ tiến hành.
Gần như mọi định luật khoa học đều dựa trên lý lẽ quy nạp. Những định luật này đều dựa trên một giả định cho rằng vũ trụ là logic và dựa trên những định luật cố định có thể khám phá ra.
Bạn không thể CHỨNG MINH giả định đó (bạn không thể chứng minh mặt trời sẽ mọc vào buổi sớm mai). Thực ra bạn phải chấp nhận điều đó bằng niềm tin. Khoa học được xây dựng trên những giả định triết học mà bạn không thể chứng minh bằng khoa học. Thật vậy, phương pháp khoa học không thể chứng minh, nó chỉ có thể gợi ý, phỏng đoán (Khoa học xuất phát từ tư tưởng nguyên thủy rằng Chúa tạo ra một vũ trụ có trật tự tuân thủ các định luật cố định có thể khám phá được).
Bây giờ hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta vẽ vòng tròn lớn nhất có thể có – vòng tròn bao quanh toàn thể vũ trụ (nếu có đa vũ trụ thì vẽ môt vòng tròn chứa tất cả những vũ trụ đó):
● Phải có một cái gì đó bên ngoài vòng tròn đó. Một cái gì đó mà chúng ta phải thừa nhận là không thể chứng minh được.
● Vũ trụ mà chúng ta biết là hữu hạn – hữu hạn vật chất, hữu hạn năng lượng, không gian hữu hạn và thời gian là 13,7 tỷ năm tuổi.
● Vũ trụ ấy mang tính chất toán học. Bất kỳ hệ vật lý nào có thể đo đạc đều có thể biểu diễn bởi số học (Bạn không cần biết toán học để làm phép cộng – bạn có thể sử dụng bàn tính gẩy tay để tìm câu trả lời vào mọi lúc).
● Vũ trụ (tất cả mọi vật chất, năng lượng, không gian, thời gian) không thể tự giải thích cho nó.
● Bất kể cái gì ở bên ngoài vòng tròn lớn nhất đều là vô hạn. Theo định nghĩa, không thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó.
● Nếu chúng ta vẽ một vòng tròn bao quanh mọi vật chất, năng lượng, không gian và thời gian và áp dụng định lý Gödel, chúng ta sẽ thấy cái gì ở ngoài vòng tròn đó sẽ không phải là vật chất, không phải năng lượng, không phải không gian và cũng không phải thời gian. Đó là thế giới phi vật chất.
● Bất kể cái gì ở bên ngoài vòng tròn lớn nhất đều không phải là một hệ thống – nghĩa là không phải một tập hợp bao gồm các thành phần. Nói cách khác, nếu chúng ta có thể vẽ một vòng tròn bao quanh vật chất, năng lượng, không-thời-gian thì cái nằm ngoài vòng tròn ấy là không thể phân chia được.
● Bất kể cái gì ở bên ngoài vòng tròn lớn nhất đều là nguyên nhân không có nguyên nhân, bởi vì bạn luôn luôn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh một kết quả.

Chúng ta có thể áp dụng lý lẽ quy nạp tương tự cho nguồn gốc của thông tin:

● Trong lịch sử vũ trụ, chúng ta cũng đã biết sự xuất hiện của thông tin, vào khoảng 3.5 tỷ năm trước. Nó xuất phát từ mã của Hệ Di truyền (Genetic code), một thứ phi vật chất mang tính biểu tượng .
● Thông tin phải xuất phát từ bên ngoài, bởi vì thông tin được biết không phải là một đặc trưng vốn thuộc về vật chất, năng lượng và không gian hoặc thời gian.
● Mọi mã mà chúng ta biết nguồn gốc đều được thiết kế bởi những thực thể có ý thức.
● Do đó bất kể cái gì ở bên ngoài vòng tròn lớn nhất cũng phải là một thực thể có ý thức.
Nói cách khác, khi chúng ta bổ sung thông tin vào trong phương trình, chúng ta có thể kết luận rằng cái ở bên ngoài vòng tròn lớn nhất không chỉ vô hạn và phi vật chất, mà còn có ý thức.
Chẳng phải thú vị hay sao khi những vấn đề này nghe có vẻ đáng ngờ vực như những gì mà các nhà thần học đã mô tả Chúa trong hàng ngàn năm nay?
Vì thế sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy 80-90% dân chúng trên thế giới tin vào Thượng đế theo một cách nào đó. Thật vậy, đó là trực giác đối với phần lớn các dân tộc. Nhưng định lý Gödel chỉ ra rằng đó cũng là logic tối cao. Thực ra đó là lập trường duy nhất mà người ta có thể nắm lấy và đứng trên đó trong vương quốc của lý lẽ và logic.
Người nào tự phụ tuyên bố “Bạn là người của đức tin, còn tôi là người của khoa học” thì người ấy không hiểu gốc rễ của khoa học hoặc bản chất của tri thức!
Một khía cạnh thú vị khác…
Nếu bạn có dịp thăm một trang mạng vô thần lớn nhất thế giới có tên là Infidels, bạn sẽ thấy trên trang chủ lời tuyên bố sau đây: “Chủ nghĩa duy tự nhiên (naturalism) là giả thuyết cho rằng thế giới tự nhiên là một hệ đóng, ngụ ý rằng không có cái gì không phải là thành phần của thế giới tự nhiên mà lại ảnh hưởng lên nó”
Nếu bạn biết định lý Gödel, bạn sẽ thấy rằng mọi hệ logic phải phụ thuộc vào một cái gì đó ở bên ngoài hệ thống. Vậy theo định lý bất toàn của Gödel, tuyên bố của trang mạng Infidels không thể chính xác. Nếu vũ trụ là logic, nó phải có một nguyên nhân bên ngoài.
Do đó chủ nghĩa vô thần vi phạm các định luật của lý lẽ và logic.
Định lý Bất toàn của Gödel chứng minh một cách dứt khoát rằng khoa học không bao giờ có thể lấp kín những lỗ hổng của chính nó. Chúng ta không có lựa chọn nào khác là nhìn ra bên ngoài khoa học để tìm câu trả lời.
Tính Bất toàn của vũ trụ không chứng minh cho việc Chúa tồn tại. Nhưng… đó LÀ chứng minh cho nhận định rằng để kiến tạo nên một mô hình vũ trụ hợp lý thì niềm tin vào Chúa không chỉ logic 100%… mà đó là điều cần thiết.
5 tiên đề của Euclid không thể chứng minh một cách hình thức và Chúa cũng không thể chứng minh một cách hình thức . Nhưng… giống như bạn không thể xây dựng một hệ thống hình học chặt chẽ mà không có 5 tiên đề của Euclid, bạn cũng không thể xây dựng một lý thuyết mô tả vũ trụ chặt chẽ mà không có Nguyên nhân Ban đầu và một Cội Nguồn của trật tự.
Do đó đức tin và khoa học không phải là kẻ thù của nhau, mà liên minh với nhau. Điều đó đã đúng trong hàng trăm năm, nhưng đến năm 1931 thì nhà toán học trẻ gầy ốm Kurt Gödel đã chứng minh điều đó.
Không có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại đức tin vào Chúa lại trở nên có lý hơn, logic hơn, hoặc hoàn hảo hơn bằng khi nó được hỗ trợ bởi khoa học và toán học.
Perry MarshallPhạm Việt Hưng dịch

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Phú quý rốt cuộc có đúng là do Trời định? - lá số chiêm bốc (bác Kim Hạc)

Lá số chiêm bốc : 16/10/2018 12h08'

*** Phú quý rốt cuộc có đúng là do Trời định?

Người xưa có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, nghĩa là sinh tử của người là do vận mệnh quyết định, phú quý là do Trời định. Trong cuốn “Hội Xương Giải Di” thời nhà Đường có ghi chép lại câu chuyện về quan lệnh sử Khúc Tư Minh thản nhiên trước công danh phú quý, nhìn trước được mệnh Trời khiến Thượng thư Triệu Đông Hy bội phục.

Triệu Đông Hy là Thượng thư Bộ Lại. Bộ Lại tham gia vào việc tuyển trạch quan viên, mỗi năm đều tuyển trạch quan lại cho các phủ quan, chiếu theo thông lệ thì mỗi người có thể tuyển một viên ngoại. Đợi đến khi bàn luận việc tiến cử người thân của mình, thì mọi người đều xin được tiến cử.

Có một người tên là Khúc Tư Minh, trong suốt hai năm, nghe nói ông đều không tiến cử bản thân mình hay bất kỳ ai. Đông Hy nói với ông rằng: “Tuyển quan viên là bình thường. Trong phủ cần có quan vị, hoặc tuyển người khác cũng sẽ có lợi ích”. Tư Minh vẫn không nói gì, chỉ ậm ừ đáp lại rồi lui về.

Đông Hy càng lấy làm kỳ lạ hơn. Một ngày, ông triệu Tư Minh đến và nói: “Dựa vào quyền thế của tôi hiện nay, với hơn 3.000 người đang trong quá trình chờ được tuyển chọn, chỉ cần tôi động động bút, là có thể từ nghèo thành giàu, vứt bỏ bần hàn đắc được phú quý, hoặc đói hoặc no, đều do bút của tôi quyết định, mỗi người ai cũng đều tiến cử, duy chỉ có ông không nói gì cả, là nguyên nhân gì vậy?”.

Tư Minh nói: “Sinh tử của người là do vận mệnh quyết định, phú quý là do trời định, quan chức nên tới thì đã tới, chưa được thì cũng đâu cần phải buồn bã? Hơn 3.000 người, một quan một danh, đây đều là vận mệnh quyết định, chỉ là mượn nét bút của Thượng Thư ngài thôi. Tôi tự biết là vận mệnh của tôi vẫn chưa hanh thông, vì thế không dám đem chuyện này ra làm phiền ngài”.


Đông Hy nói: “Nếu đúng như lời ông nói, thì ông đúng là một người tài năng, vậy ông có thể biết được họa phúc của mình chăng?”

Tư Minh nói: “Tài năng thì tôi không dám nhận, Tư Minh tôi đây, năm sau chắc chắn sẽ được Thượng thư tặng cho chức quan, vì thế cũng không có thỉnh cầu”.

Đông Hy nói: “Năm sau sẽ làm chức quan gì?” Tư Minh đáp: “Việc này tôi đã quên rồi”.

Đông Hy nói: “Sao lại như vậy?” Tư Minh nói: “Vậy hãy để tôi viết ra ngày tháng tôi nhậm chức, nhận được bổng lộc bao nhiêu, lại xin Thượng thư cùng niêm phong lại. Nhờ ông khoét một chỗ nhỏ trên bức tường phòng khách, giấu vào trong, rồi lấy bùn đất đậy kín lại, vào ngày nhậm chức năm sau nếu có sai một chữ, tôi sẽ chết ngay dưới bậc thềm này”. Nói xong liền từ biệt rời đi.

Đông Hy không nói gì, nhưng trong tâm lại trách Tư Minh quá cuồng vọng, nghĩ bụng muốn phê cho người khác làm quan. Đột nhiên một hôm, Hoàng thượng tới suối nước nóng thì thấy hươu trắng bay lên trời, thế là đổi huyện Hội Xương thành huyện Chiêu Ưng. Lệnh được đưa đến Bộ Lại, lệnh cắt cử người làm quan ở đó, Đông Hy lập tức cắt cử Tư Minh đến huyện đó.

Đợi đến khi sự việc này kết thúc xong, Đông Hy triệu Tư Minh lại hỏi: “Hôm qua Hoàng thượng đi suối nước nóng, thấy bạch lộc thăng thiên, bèn đổi tên huyện đó thành Chiêu Ưng. Huyện đó cùng Trường An mười nghìn năm cũng sẽ không giống nhau, hiện tại tôi đã đăng ký cho ông làm quan tại đó, vậy chẳng phải những lời ông nói đều sai sao? Làm sao có thể tiên đoán trước được?” Tư Minh nói: “Thế mời ông khoét tường kiểm nghiệm thử xem!”

Đông Hy lập tức cho mở tường có niêm phong, chỉ thấy Tư Minh viết rằng: “Trong tháng này, Hoàng thượng sẽ đến suối nước nóng và đổi tên huyện thành Chiêu Ưng, được ban cho chức quan đó, còn có bổng lộc được nhận”. Không sai một chữ. Đông Hy vô cùng kinh ngạc, từ đó về sau có việc gì thì đều phái người hỏi Tư Minh, giống như Thần linh ứng nghiệm vậy.

(Theo “Phú quý thiên định” – Minh Huệ Net)




** Bài Test mùa Thu .

Các bạn phải dùng lá số TVCB bên trên ( Mệnh : Cơ -Lương -Mộ tại Thìn ) để trả lời .

* Câu hỏi :

1/ Hoạ = ? .( Cung , hay Sao gì )
Phúc = ?

2/ Không tiến cử = ?

3/ Diễn tả " Phú quý " . ( Phú = giàu . Quý = vinh hiển, nhàn nhã ) .
4/ Nhân tài , người có Tài = ?
5/ Quan vận chưa được hanh thông = Sao nào ( hay bộ sao nào ) cản trở con đường Quan lộ trong lá số này ?

6/ Mệnh cung lá số CB này ( Cơ- Lương Đà Kỵ ... ) chỉ cho ai / hoặc cho cái gì, điều gì ?
Giải thích .

7/ Thai -Trù = ?
8/ Bùn đất = ?
9/ Quyền -Lợi = ?
10/ Võng lọng = ? ( dùng khi đón rước quan Trạng . )

11/ Kình -Hổ = con gì ?
12/ Cơ-Lương có nghĩa là gì ( in this case ) .
13/ Đà -Kỵ có nghĩa gì ?

14/ Dịch chữ : Mã -Cáo- Trường sinh .

15/ a. Suy -Khôi = nghĩa là gì ? ( Khôi = bức tường )
b. Ấn -Khôi = ?

16/ niêm phong = là sao gì ?
17/ Thăng thiên = ?
18/ Rất mực ứng nghiệm ( ko sai 1 chữ ) = ?

19/ Thanh long -Hoả tinh = là gì ?

20/ Dịch câu ( tôi sẽ ) " chết ngay dưới bậc thềm này " trong bài.

------------------------------

Đề Giải bài Test mùa Thu :

1/ Hoạ = ? .( Cung , hay Sao gì )
Phúc = ?

-Các bạn nào dùng Cung Ách ( Hoạ ) & Phúc ( Phúc ) đều đúng. Tuy rằng cái đúng này rất mực tương đối.

-Dùng sao để lý giải thì hơi phiền phức , vì Phúc / Hoạ có nhiều loại khác nhau .
ko thể nói đúng sai vì tuỳ theo case và tuỳ cái nhìn cá nhân , như tôi thấy $ là Phúc nhưng bạn
xem $ tuy là Phúc , nhưng cũng là cội rễ của tai hoạ . Tôi cho Tình ( Đào-Hồng-Hỷ ) là Phúc nhưng
có bạn lại phủ nhận.vv
Sách vở đề cao sao Th Đồng là Phúc tinh , nhưng trên thực tế ko hẵn như vậy.

Trong 1 xã hội văn minh , nhân ái thì Th Đồng phát huy được tác dụng hoà đồng của nó , nên ít xảy ra tai hoạ .
trong 1 xã hội tàn bạo , bất chấp thủ đoạn thì Th Đồng bị hiếp chế vì khiếp nhược và hiền lành quá .Đó là lý do sách nói Th Đồng ngộ Hoả -Linh / Ko -Kiếp = bất cát .
Đồng -Hoả Linh tựa như 1 em bé sinh ra , lớn lên trong khung cảnh chiến tranh và loạn lạc . Đồng - Ko -Kiếp là bị hiếp chế, cướp đoạt , mất $ mất con . Th Đồng lúc đó như 1 em bé gặp nạn .
nên ko thể coi như Phúc tinh.

2/ Không tiến cử = ?

Tiến cử gồm 3 chữ : Mộ / Suy / Tả hữu Phù trì .
Tả Hữu Phù Trì thì quá rõ ràng rồi , phù trì là khuôn phò, giúp trỡ , trợ lực ..
Tả Hữu vừa chỉ bạn bè hoặc người dưng , vừa chỉ sự trợ lực .

Mộ = chiêu hiền đãi sỹ, khi chiêu mộ thì thường có tiến cử đi kèm , nhưng chữ này gốc nó chính là chiêu mộ .
Suy = tiến cử .

như vậy : Mộ -Tuần hay Suy -Triệt hay Tả Hữu Phù Trì ngộ Đà Kỵ / T&T = đều là ko tiến cử .

* Kình dương -Lực sỹ = Ko được tiến cử , các bạn nào trả lời câu này cũng đúng.

Kình -Lực là ra công làm hùn hục như trâu , công trạng có khi rất lớn, nhưng vì ..ko biết nịnh hót , lấy lòng chủ nhân hoặc ko biết cách lobby nên ko mấy khi được đề bạt , tiến cử .

3/ Diễn tả " Phú quý " . ( Phú = giàu . Quý = vinh hiển, nhàn nhã ) .

A/ Phú Quý = Vũ -Phủ , Song Lộc - Quang-Quý / hay Quyền Quý - Thai Toạ ...( Khúc xương -Long Phụng )
B/ Hạn vận / cách cục có Tam Hoá hay Tam Hoá Liên châu (ko Phá cách ) = Phú quý , đều đúng .
.
-Bạn nào dùng TV -Th Phủ -Lộc + Cát tinh = Phú quý cũng đúng .

4/ Nhân tài , người có Tài = ?

A/ Cơ -Lương = nhân tài , hiền tài .

Và tại Thê cung :

B/ Nhân tài = sao Thiên tài.
Khoa -TTài = kẻ có tài cao. Tài liệu dùng trong 1 môn học .
Cự -Dương + Đại Khoa -TTài = kẻ có danh tài lừng lẫy , to lớn.
Cự -Dương = danh tiếng . Đại Khoa = to lớn , kẻ thi đậu cao hay có quan chức lớn.

Quan lộc là danh phận, danh chức , khi quan VCD tức chẳng có quan chức gì hết, nhưng tuy VCD nhưng các sao cư Thê chính chiếu quá đẹp nên sau này có thể trở thành 1 nhân vật lừng lẫy.

- Bộ Mã Khốc điếu có 2 nghĩa rất phản diện :

Quan cung :
* Mã Khốc điếu = thất tha thất thiểu. vô danh phận, thất nghiệp.
Mã là năng lực , tài năng . mà dùng ko đúng chỗ hay ko được trọng dụng .
Mã -Hao = hao phí tài năng , phí tận nhân lực .

* Mã Khốc điếu = khi gặp vận hên thì Quan chức cao thăng, khi này chữ Mã- Khốc ko còn có nghĩa là oán than kiếp ngựa kéo xe nữa
, sẽ biến thành 1 con nhàn mã . Khách là người cỡi ngựa .
Mã Khốc điếu sẽ biến thành Mã khốc Khách , ngựa nhàn đi khoan thai , chậm rãi.


5/ Quan vận chưa được hanh thông = Sao nào ( hay bộ sao nào ) cản trở con đường Quan lộ trong lá số này ?

A/ Đà -Kỵ = cản trở , chướng ngại .
B/ Thân cung : Cơ-Lương -Tuần = cơ hội tốt ( để tiến Thân ) bị Tuần = Tuần là chờ đợi,lần khần, lần lữa , kéo dài thời gian

vì 1 lý do nào đó .( ví như Hình Riêu KK ngộ Tuần cũng khó ly dị , vì cứ kéo dài ra ).

* Trả lời A hay B đều Đúng .
** Cơ -Lương + Đà Kỵ / Tuần Đà Kỵ cũng Đúng .
*** Quan : Tang Mã khốc điếu Hao cũng đúng.

6/ Mệnh cung lá số CB này chỉ cho ai / hoặc cho cái gì, điều gì ?

Mệnh cung = chỉ cho anh X Tư Minh .

= chỉ cho Quan vận khi chưa hanh thông hay 1 thư lại chưa đắc thời .
= Người tài lương đống .
= Chỉ cho 1 Viên ngoại .
Viên là Tử vi viên , tức cung đình . Ngoại là đứng bên ngoài ,vậy Viên ngoại là 1 nhân sỹ chưa được Tham chính .

đều Đúng.

7/ Thai -Trù = ?

= dự đoán, tiên đoán, trù liệu, hoạch định ( planning ) .
lên kế hoạch , Kế hoạch đang được dự trù . dự tính ,dự định .Tiên liệu, dự liệu .

8/ Bùn đất = ?

Địa kiếp / H Kỵ .
Kiếp -Kỵ
Riêu -Kỵ . đều đúng.

9/ Quyền -Lợi = ?

= Quyền - H Lộc .

10/ Võng lọng = ? ( dùng khi đón rước quan Trạng . )

= Địa Võng -Hoa Cái .





11/ Kình -Hổ = con gì ?

Trong bài này Hổ -Kình = hươu trắng .
Hổ -Kình = cũng là con thằn lằn . hay voi trắng, voi đá . cọp chực cắn.

12/ Cơ-Lương có nghĩa là gì ( in this case ) .

Cơ-Lương = kẻ có Tài . Lại nhân . Lương đống . Thiện lương.

Cơ hội tốt. đều đúng.

13/ Đà -Kỵ có nghĩa gì ?

= sự Cản trở .trở ngại.

14/ Dịch chữ : Mã -Cáo- Trường sinh .

= nhậm chức phương xa . Áo gấm về làng . Mã đáo thành công , đều đúng.

* Mh & QC giải thich đúng câu này. 1 số bạn giải thích Áo gấm về làng cũng tạm được .

15/ a. Suy -Khôi = nghĩa là gì ? ( Khôi = bức tường )

= đục lỗ vào tường . bức tường đổ nát , suy sụp.

b. Ấn -Khôi = ?

= nhét vào tường .
Ấn = đè, nén, ép, nhấn. press .

16/ niêm phong = là sao gì ?

= Phong cáo. hay Triệt / Ấn -Triệt .

17/ Thăng thiên = ?

= Phi -Thiên ko .

Như máy bay trực thăng = PLiêm -Trực phù .
Các loại côn trùng có cánh = Kiếp sát -Phi -Th Ko .

18/ Rất mực ứng nghiệm ( ko sai 1 chữ ) = ?

Linh = Ứng nghiệm .
Linh -Riều = Lời tiên đoán ứng nghiệm.
Tuyệt -Linh / Tuyệt -Y- Linh = rất mực ứng nghiệm .

19/ Thanh long -Hoả tinh = là gì ?

= Suối nước nóng. Rồng đỏ . Cá nướng .

20/ Dịch câu ( tôi sẽ ) " chết ngay dưới bậc thềm này " trong bài.


*** = Trực phù -Phục -Tử - Y -Liêm -Phá .

Liêm = Thềm nhà . Liêm -Phá = bực thềm , thềm nhà và tam cấp, bực cấp .

Trực phù = ngay. ngay thẳng , đi thẳng , đối diện.

Ví dụ 1: - Vợ tôi về nhà là đi thẳng vào bếp =

Thê cung -Tuần -Âm + Trực - Hoả -Trù .

VD 2 : Âm -Cơ -Trực phù đối chiếu Mệnh cung = nhà chị tôi ở phía đối diện ( căn nhà của tôi ).